Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất là:
Sức khoẻ của bạn nằm trong tay bạn .
80% các ca đột quỵ là có thể phòng ngừa – Hãy bắt đầu ngay bằng cách đọc và làm theo các bước đơn giản dưới đây.
01
02
03
04
Chương 01
Đột quỵ là gì?
Theo CDC, Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến một phần não bị tắc nghẽn hoặc khi mạch máu trong não bị vỡ.
Trong chương này, Bác Sỹ Ơi sẽ nói đơn giản giúp bạn hiểu được các vấn đề cần thiết.
Từ đó, giúp bạn biết được nhiều cách phòng ngừa đột quỵ ngay tại nhà.

Đột quỵ tấn công não – trung tâm điều khiển của con người
Đột quỵ là khi máu không thể lưu thông đến tất cả các phần của não.
Máu chảy qua những ống nhỏ trong não (gọi là động mạch) mang theo oxy và dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Nếu quá trình cung cấp máu bị gián đoạn, các tế bào não sẽ bắt đầu chết trong vòng vài phút vì thiếu oxy. Điều này gây ra đột quỵ.
Có 2 loại đột quỵ:
Một là: Đột quỵ xảy ra vì mạch máu bị tắc. Đây là đột quỵ do máu không lưu thông. Người ta gọi đây là “Đột quỵ thiếu máu cục bộ” .

Hầu hết các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông hoặc huyết khối chặn dòng lưu thông máu lên não.
Chất béo tích tụ được gọi là mảng bám cũng có thể gây tắc nghẽn bằng cách tích tụ trong mạch máu.
Hai là: Mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu, xuất huyết não. Đây là đột quỵ do máu chảy trong não hay còn gọi là “đột quỵ do xuất huyết”

Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Máu chảy vào não gây áp lực quá lớn lên các tế bào não, khiến chúng bị tổn thương.
Chưa dừng lại ở 2 loại đột quỵ trên, có một trường hợp nguy hiểm cho não nhưng hầu hết chúng ta không nhận ra.
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA hoặc “đột quỵ nhỏ”)
TIA đôi khi được gọi là “đột quỵ cảnh báo”. Vì TIA xảy ra trước khoảng 15% số ca đột quỵ
TIA xảy ra khi máu không thể lưu thông đến các bộ phận của não trong một thời gian ngắn.
Các dấu hiệu giống như một cơn đột quỵ, nhưng chúng biến mất rất nhanh sau vài phút. Nên thường bị bỏ qua và không được chú trọng kiểm tra.

Điều nguy hiểm là:
Vì vậy, nhận biết và điều trị TIA là một cách phòng ngừa đột quỵ quan trọng.
Cách nhận biết đột quỵ
Đột quỵ là một TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP. Không cấp cứu kịp thời bạn sẽ chết!
Do đó, tốt hơn hết là phải phòng ngừa đột quỵ trước.
Hãy xem video này để nhận biết một cơn đột quỵ diễn ra như thế nào.
Dấu hiệu đột quỵ FAST
Hãy đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu FAST khi bạn hoặc người thân nằm trong nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ. Bạn cần hành động nhanh và ngay lập tức.

Nếu bạn bị đột quỵ, điều quan trọng là bạn phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều trị ngay lập tức có thể giảm thiểu tác động lâu dài của đột quỵ và thậm chí ngăn ngừa tử vong.
Nhưng trước hết, bạn cần nhận ra dấu hiệu đột quỵ.
F = Mặt xệ xuống
Một bên mặt có bị xệ hay bị liệt không? Yêu cầu người đó mỉm cười. để kiểm tra miệng có bị méo?
A = Cánh tay bị yếu
Một cánh tay có bị yếu hoặc bị liệt không? Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên. Một cánh tay có bị rơi xuống dưới không?
S = Nói khó
Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Lời nói có bị giật hoặc lạ không?
T = Gọi ngay 115
Đột quỵ là tình huống cấp cứu. Mỗi phút đều có giá trị rất lớn. Hãy gọi 115 ngay lập. Lưu ý hãy gọi lập tức khi bất kỳ triệu chứng nào trên đây.
Các triệu chứng khác của đột quỵ
Chú ý khi đột ngột gặp một trong các triệu chứng sau:

Tại sao bạn phải học cách nhận biết các triệu chứng đột quỵ?
Học nhận biết các triệu chứng đột quỵ là cách phòng ngừa đột quỵ cấp thiết nhất với những ai mà bản thân mình hoặc người thân nằm trong nhóm nguy cơ đột quỵ cao.
Chương 02
Các nguy cơ gây đột quỵ
Các nguy cơ gây đột quy được chia thành 2 nhóm:
Nhận thức được những yếu tố rủi ro này và hiểu được nguy cơ của bản thân là bước đầu tiên để lựa chọn cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất cho bạn.

Nhóm nguy cơ có thể kiểm soát
Đột quỵ. Phòng ngừa là chính. 80% các ca đột quỵ là phòng ngừa được.
Bằng cách đọc và hiểu. Biết nguy cơ của bạn.
Khi đó, bạn có thể tập trung vào những gì bạn có thể thay đổi và giảm nguy cơ đột quỵ cho chính mình, cho người thân.
Đây là cách phòng ngừa đột quỵ hiểu quả nhất, phòng ngừa trước khi các yếu tố nguy cơ dẫn đột quỵ tìm đến bạn.

Huyết áp cao
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp , là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với đột quỵ.
Huyết áp cao có nghĩa là áp lực của máu lên thành động mạch quà lớn. Áp lực này có thể làm tổn thương thành động mạch và gây ra nhiều áp lực cho tim dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm

Huyết áp bình thường là khoảng 120/80 .
Khi huyết áp của bạn thường xuyên trên 130/90 thì bạn bị huyết áp cao (hay còn gọi là Tăng huyết áp) và cần tư vấn bác sỹ để có cách điều trị phù hợp.
Nhóm huyết áp | Kết quả đo |
---|---|
Huyết áp tối ưu | <120/80 |
Huyết áp bình thường | 120-129/80-84 |
Tiền tăng huyết áp | 130-139/85-89 |
Tăng huyết áp độ 1 | 140-150/90-99 |
Tăng huyết áp độ 2 | 160-179/100-109 |
Tăng huyết áp độ 3 | Lớn hơn 180/110 |

Huyết áp cao gây ra đột quỵ như thế nào?
Huyết áp cao gây căng thẳng cho các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả các động mạch dẫn đến não. Điều này có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để duy trì quá trình lưu thông máu.
Khi đó,
Đột quỵ xảy ra theo nhiều cách:
Nguyên nhân nào gây ra cao huyết áp?
Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến huyết áp cao như:
Bạn đừng quá lo lắng nếu đang bị huyết áp cao.
Bạn có thể kiểm soát và giữ huyết áp ở mức ổn định trong giới hạn cho phép. Đây đồng thời cũng là cách phòng ngừa đột quỵ cho người bị huyết áp cao. Chi tiết được trình bày ở chương 3.
Tiểu đường
Bệnh tiểu đường được xác định chắc chắn là một yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ
Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao.
Cụ thể đường trong máu ở đây là đường Glucose. Là nguồn năng lượng chính của cơ thể được chuyển hóa từ thực phẩm bạn ăn.

Tại sao bệnh tiểu đường gây ra đột quỵ?
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ có liên quan đến cách cơ thể xử lý lượng đường trong máu để tạo ra năng lượng.
Hầu hết thức ăn chúng ta ăn đều được phân hủy thành glucose để cung cấp năng lượng. Glucose đi vào máu sau khi thức ăn được tiêu hóa và di chuyển đến các tế bào khắp cơ thể.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và đột quỵ có liên quan đến cách cơ thể xử lý lượng đường trong máu để tạo ra năng lượng.
Hầu hết thức ăn chúng ta ăn đều được phân hủy thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Glucose đi vào máu sau khi thức ăn được tiêu hóa và di chuyển đến các tế bào khắp cơ thể. Để glucose đi vào tế bào và cung cấp năng lượng, nó cần một loại hormone gọi là insulin.
Tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin với số lượng phù hợp.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy không tạo ra insulin. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy sản xuất quá ít insulin hoặc cơ, gan và mỡ không sử dụng insulin đúng cách.
Kết quả là, những người mắc bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ tích tụ quá nhiều glucose trong máu và các tế bào không nhận đủ năng lượng.
Nếu quá nhiều glucose trong máu trong một thời gian, mạch máu của bạn có thể bắt đầu bị tổn thương.
Theo thời gian, lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn đến tăng lượng mỡ tích tụ hoặc đông máu trong mạch máu. Các cục máu đông có thể thu hẹp hoặc chặn các mạch máu ở não hoặc cổ, cắt đứt nguồn cung cấp máu, ngăn oxy đến não và gây đột quỵ.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn, hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể, tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Các nhà khoa học cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 là do gen và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như virus.
Khoảng 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 1.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng thường phát triển nhanh chóng. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ cần dùng insulin mỗi ngày.
Với bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể bạn không sử dụng tốt insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Khoảng 90-95% số người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 2.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển trong nhiều năm và thường được chẩn đoán ở người lớn (nhưng ngày càng phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên).
Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra lượng đường trong máu của bạn
Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là do lối sống.
Người ta gọi tiểu đường tuýp 2 là “cái chết đen của thế kỉ 21” do sự gia tăng đến chóng mặt của căn bệnh này trên khắp thế giới.
Tin tốt: Có thể làm chậm (trì hoãn) quá trình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí có thể ngăn ngừa được.
Thời gian bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì bạn càng có nhiều khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe khác, do đó, việc trì hoãn bệnh tiểu đường thậm chí vài năm sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.
Như vậy:
Ngăn ngừa hoặc kiểm soát tiểu đường là cách phòng ngừa đột quỵ mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được. Hãy xem giải pháp được trình bày ở chương 3.
Rung nhĩ (AFib)
Rung tâm nhĩ, thường được gọi là AFib hoặc AF, là loại rối loạn nhịp tim được điều trị phổ biến nhất. Rối loạn nhịp tim là khi tim đập quá chậm, quá nhanh hoặc không đều.
Khi một người bị AFib,
Tâm nhĩ (buồng trên của tim) co bóp thất thường, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất (buồng dưới của tìm)

Rung nhĩ có thể xảy ra theo từng cơn hoặc kéo dài liên tục.
Điều đáng sợ nhất là rung nhĩ đến rồi đi thoáng qua trong âm thầm khiến cho người bị rung nhĩ không biết.
Vì không biết nên không thể được điều trị.
Không được điều trị, máu sẽ ứ đọng trong tim tạo thành huyết khối. Khi cục máu đông hình thành trong buồng nhĩ di chuyển đến động mạch cung cấp máu cho não, có thể dẫn đến đột quỵ.
Khoảng 15% đến 20% số người bị đột quỵ mắc chứng rối loạn nhịp tim này.

Ai sẽ bị rung nhĩ?
Rung tâm nhĩ không loại một ai. Dù bạn tuổi cao hay còn trẻ, dù bạn khỏe mạnh hay ốm yếu.
Tuy nhiên, nó thường gặp hơn ở người lớn tuổi, những người mắc các bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, béo phì, tuyến giáp hoạt động quá mức và huyết áp cao. Nó cũng phổ biến hơn ở những người hút thuốc lá.
Có thể bạn sẽ hỏi: Làm sao để biết tôi có bị rung nghĩ hay không?
Rung tâm nhĩ thường không có triệu chứng.
Vì lý do này, bạn chỉ có thể phát hiện ra mình bị AF khi được đo điệm tim đồ trong chương trình khám sức khỏe định kỳ hoặc kém may mắn hơn là sau một cơn đột quỵ.
Nếu chờ sau cơn đột quỵ thì đã muộn rồi. Một năm bạn khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần?
Không thể kịp.
Đó là lý do mà Bác Sỹ Ơi đã mang về Việt Nam cách phòng ngừa đột quỵ tại nhà với máy đo diện tim Kardia bạn có thể kiểm tra rung nhĩ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu..

Với máy đo diện tim Kardia bạn có kiểm tra rung nhĩ bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
Hãy xem chương 3 để tìm thấy cách phòng ngừa đột quỵ toàn diện, kiểm soát từng nguyên nhân gây đột quỵ nhỏ nhất.
Cholesterol
Cholesterel. Đây có thể là từ được quảng cáo nhiều nhất trên TV, các phương tiện truyền thông. “Bạn hãy … để giảm cholesterol”.
Nghe thì nhiều vậy, những có mấy ai hiểu cholesterol là gì và tại sao cần giảm nó.
Những dòng tiếp theo đây, Bác Sỹ Ơi sẽ giải thích đơn giản cho bạn.
Cholesterol là gì và nó liên quan gì đến đột quỵ?

Cholesterol là một chất béo, mềm, màu vàng nhạt, được vận chuyển trong (máu) huyết tương trên toàn bộ cơ thể.
Cholesterol được tạo ra từ 2 nguồn:
Cơ thể chúng ta cần cholesterol để xây dựng tế bào, tạo ra vitamin và các hormone khác để cơ thể vận hành đúng.
Vậy tại sao người ta lại bảo phải giảm cholesterol?
Đó là do:
LDL cholesterol thường được gọi là “cholesterol xấu”, bởi LDL mang cholesterol tới các mạch máu.
HDL cholesterol là cholesterol tốt, bởi HDL giúp đưa cholesterol quay trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể.
Nếu nồng độ LDL cholesterol trong máu quá cao, lắng đọng lại trong thành mạch máu, tạo thành các mảng vữa xơ mạch máu, làm hẹp lòng mạch, hạn chế dòng chảy của máu, làm tăng nguy cơ tạo thành cục máu đông (có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ).
Do đó, càng có nhiều Cholesterol xấu (LDL) thì theo thời gian, mảng bám ở thành động mạch tích tụ ngày càng nhiều.
Gây tắc nghẽn động mạch dẫn đến đột quỵ.
Cơ thể bạn thực sự cần một số cholesterol LDL trong máu. Nhưng khi có quá nhiều thì đó là một vấn đề. Đó là lý do tại sao người ta khuyên bạn “nên giảm cholesterol trong máu xuống“.
Lời khuyên này chỉ đúng một phần nhỏ, vì bạn chưa biết cholesterol của mình cao hay thấp. Nếu cao thì sao và nếu thấp thì phải làm sao?
Điều quan trọng phải biết cách kiểm soát Cholesterol để không hình thành mảng bám trong động mạng. Từ đó giúp bạn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn từ việc kiểm soát tốt Cholesterol trong máu.
Hãy đọc chương 3 để biết chính xác cách phối hợp quản lý và kiểm soát bộ 3 nguyên nhân gây đột quỵ cao: Tiểu đường, Huyết áp cao, Cholesterol.
Nhóm nguy cơ đột quỵ bạn không thể kiểm soát
Có 4 yếu tố nguy cơ đột quỵ mà chúng ta không thể kiểm soát được – đây là nhóm nguy cơ cao.
Bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Mặc dù, chúng ta không thể tránh được việc mình già đi mỗi ngày.
Nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được những vấn đề về sức khỏe tuổi già thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và theo dõi các chỉ số cơ thể.
Có một xu hướng đang trở nên nguy hiểm hơn.
Mặc dù đột quỵ phổ biến hơn ở người lớn tuổi nhưng rất nhiều người dưới 65 tuổi cũng bị đột quỵ. Ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị đột quỵ. Ở Việt Nam, bé gái 8 tuổi bị đột quỵ là lời cảnh tỉnh cho chúng ta.
Nếu cha mẹ, ông bà, chị gái hoặc anh trai của bạn bị đột quỵ – đặc biệt là trước tuổi 65 – bạn sẽ có nguy cơ cao hơn.
Bạn không thể thay đổi được việc người nhà mình bị đột quỵ.
Dù bạn ở trong nhóm nguy cơ cao nhưng bạn có thể theo dõi và phòng ngừa đột quỵ cho chính mình và những người thân khác ngay bây giờ bằng cách chuẩn bị những kiến thức về đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ cho cả gia đình.
Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần trong khi ở nước ngoài là nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ bao gồm:
Nên trao đổi những nguy cơ tiềm ẩn của bạn với bác sĩ.
Một người đã từng bị đột quỵ trước đó có nguy cơ bị đột quỵ khác cao hơn nhiều so với người chưa từng bị đột quỵ.
Một người từng bị một hoặc nhiều cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 10 lần so với người cùng độ tuổi và giới tính chưa từng mắc bệnh.
Nếu bạn hoặc người thân từng bị đột quỵ hoặc TIA, bạn không thể làm gì khác ngoài luôn sẵn sàng tâm thế theo dõi để không xảy ra một lần nữa.
Hãy đảm bảo bạn có đủ kiến thức về đột quỵ và biết cách phòng ngừa đột quỵ toàn diện. Như vậy mới giúp bạn và người thân không bị đột quỵ sau này.
Hãy tiếp tục đọc chương 3. Để tìm thấy cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cho bản thân.
Chương 03
Cách phòng ngừa đột quỵ từ việc giảm các nguy cơ
Ở chương 2, bạn biết được từng yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.
Trong chương này bạn sẽ:
Đây là cách phòng ngừa đột quỵ toàn diện nhất để loại trừ tận gốc các nguyên nhân gây ra đột quỵ.

Mối liên quan giữa:
Huyết áp cao – tiểu đường – rung nhĩ – cholesterol cao với đột quỵ

3 yếu tố nguy cơ rất quen thuộc là Huyết áp cao – Tiểu đường – Cholesterol cao.
Khi bạn mắc 1 trong 3 loại bệnh này, khả năng cao bạn sẽ gặp vấn đề với 2 loại bệnh còn lại là rất cao
Do đó, không chỉ cố gắng giữ cho chỉ số đường huyết ở mức bình thường.
Nếu là trước kia, có thể bạn không biết rằng mình còn cần phải quan tâm đến cả Cholesterol và huyết áp cao.
Nhưng bây giờ bạn đã biết.
Vậy phải làm như thế nào?
App Bác Sỹ Ơi (miễn phí) có chức năng:
Từ đó bạn sẽ sớm liên hệ với bác sỹ để được thăm khám hoặc trực tiếp đến bệnh viện để giải quyết các bất thường trước khi chúng gây ra nguy hiểm cho bạn.

Đừng vội tải app Bác Sỹ Ơi.
Theo dõi và phát hiện sớm bất thường chỉ mới là 1/2 của giải pháp phòng ngừa đột quỵ toàn diện mà dự án Bác Sỹ Ơi xây dựng.
Một nửa còn lại sẽ giúp bạn:
Phòng ngừa đột quỵ tổng thể loại bỏ mọi nguy cơ gây đột quỵ
Bạn có biết,
Bệnh tiểu đường, huyết áp cao là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm được. Đó là lý do mà số ca bệnh tiểu đường, huyết áp ngày càng tăng trên toàn thế giới.
Theo nghiên cứu “dự đoán gánh nặng đột quỵ toàn cầu trong tương lai” được thực hiện ở phạm vị toàn cầu do quỹ Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ:
Số ca tử vong trên toàn thế giới do đột quỵ đã tăng từ 2 triệu người năm 1990 lên hơn 3 triệu người vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên gần 5 triệu người vào năm 2030.
Nếu không có sự can thiệp và giải pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, đến 2050 sẽ có 13 triệu ca tử vong do đột quỵ mỗi năm. Chủ yếu tập trung vào các nước đang phát triển – trong đó có Việt Nam.
Vì thế,
Các nước giàu và phát triển mạnh về y học đã xây dựng các chương trình phòng ngừa đột quỵ cho quốc gia điển hình như:
Stroke Foundation của Úc, phòng chống đột quỵ của CDC Hoa Kỳ, Stroke Association của Anh, Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, Hội đồng Đột quỵ Bỉ, Hiệp hội Đột quỵ CSC của Canada…
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn dành cho đối tượng các bác sỹ, nhà khoa học.
Đối với cá nhân, người dân bình thường
Các tổ chức này giúp họ:
Và ở Việt Nam,
Bác Sỹ Ơi đã học tập, tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức đã được chứng minh từ các tổ chức quốc tế trên, đồng thời điều chỉnh phương pháp phòng ngừa đột quỵ phù hợp với thực trạng trong nước.
Cụ thể:
1. Ứng dụng kỹ thuật
Để theo dõi và cảnh báo sớm các dấu hiệu bất thường có nguy cơ gây ra đột quỵ. Chúng ta có App Bác Sỹ Ơi

2. Nâng cao kiến thức về đột quỵ
Nâng cao nhận thức và kiến thức về đột quỵ bằng những bài viết chuyên sâu và thực tế trên webstie bacsyoi.com.
Đồng thời tổ chức các buổi hội thảo, đến các cộng đoàn có tỷ lệ đột quỵ cao để hướng dẫn và hỗ trợ theo dõi huyết áp cao, tiểu đường miễn phí.





3. Xây dựng cộng đồng phòng ngừa đột quỵ
Thành lập cộng đồng phòng ngừa đột quỵ Bác Sỹ Ơi.
Nơi mà chúng ta cùng nhau nhắc nhở, chia sẻ những hành động nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hằng ngày để có lối sống lành mạnh hơn, phòng ngừa và đẩy lùi đột quỵ tốt hơn.
Hơn nữa,
Trong cộng đồng phòng ngừa đột quỵ Bác Sỹ Ơi còn có các bác sỹ chuyên khoa, các dược sỹ cũng sẽ đồng hành và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc cho bạn mọi lúc mọi nơi.

Đó là giải pháp,
Là cách phòng ngừa đột quỵ mà đội ngũ dự án Bác Sỹ Ơi đã chuẩn bị từ năm 2018. Mọi thứ đủ để giúp bạn không còn lo lắng về đột quỵ.
Lựa chọn nằm ở bạn!
Bạn có đón nhận và hành động hay không?