Các chỉ số như huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao và rung nhĩ là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ và bệnh tim mạch. Chính vì vậy, việc duy trì chúng ở mức cân đối chính là bước đệm vững chắc cho sức khỏe của bạn.


Tôi cần biết gì về bệnh cao huyết áp?
Hãy tưởng tượng mạch máu của bạn như những con đường mà “dòng xe máu” lưu thông không ngừng. Huyết áp cao tức là áp lực lưu thông này đang “đạp ga” quá mức, khiến các “đường mạch” dễ bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra.
Và bạn biết đấy, nếu không xử lý kịp thời, “va chạm” nghiêm trọng như đau tim hay đột quỵ sẽ không còn là chuyện xa vời.
Bạn sẽ:
Làm gì để giữ cho “dòng xe máu” của mình chảy êm ái mỗi ngày?
Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể “cảm nhận” được huyết áp cao.
Đó là một kẻ thù thầm lặng không để lại dấu hiệu rõ ràng cho bạn biết. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ hằng năm – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ cao – là cách tối ưu để phát hiện và ngăn chặn những vấn đề sức khỏe tiềm tàng.
Lần cuối cùng,
bạn kiểm tra huyết áp là khi nào?
Nếu bạn có vấn đề với huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên bạn theo dõi nó ngay tại nhà.
Việc này không chỉ giúp bạn biết được liệu huyết áp của mình có được kiểm soát tốt không mà còn để bạn phát hiện ra những hoạt động nào khiến huyết áp tăng cao.
Hãy trò chuyện cùng bác sĩ để biết cần kiểm tra huyết áp mình như thế nào cho phù hợp.
Bạn thường xuyên,
theo dõi huyết áp của mình tại nhà chưa?
Việc duy trì các thói quen lành mạnh như ăn uống ít muối và tăng cường hoạt động thể chất là những bước đầu tiên tuyệt vời.
Tuy nhiên, đôi khi chỉ thay đổi lối sống là chưa đủ.
Khi ấy, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị dùng thêm thuốc để kiểm soát huyết áp. Mỗi bước nhỏ bạn thực hiện đều có thể cộng dồn lại, giúp giảm huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch của bạn.
Bạn đã từng thử,
áp dụng những biện pháp nào để quản lý huyết áp?

Tôi cần biết gì về Cholesterol cao?
Cholesterol là một thành phần không thể thiếu cho cơ thể bạn, nó như nguyên liệu để tạo nên các tế bào, sản xuất vitamin, hormone và giúp tiêu hóa thực phẩm.
Nhưng cholesterol dư thừa lại có thể gây tác hại, đóng cặn trong động mạch và làm tổn thương trái tim. Đó là lý do mà bạn cần phải biết cách kiểm soát cholesterol của mình hằng ngày.
Để biết mức cholesterol của bạn có cao hay không, bạn cần làm một xét nghiệm máu đơn giản – hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn miễn phí.
Bạn đã kiểm tra,
mức cholesterol của mình bao giờ chưa?
Có hai dạng cholesterol khác nhau trong cơ thể chúng ta.
Cholesterol “tốt”, hay còn gọi là cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao), có thể được nâng cao thông qua việc tiêu thụ các loại thực phẩm như dầu oliu, hải sản và ngũ cốc nguyên hạt.
Cholesterol “xấu”, được biết đến với tên gọi LDL cholesterol (lipoprotein mật độ thấp), có thể tăng lên nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa đầy mỡ như sữa nguyên kem, thịt mỡ và đồ ăn chiên.
Tip: Để dễ phân biệt giữa HDL và LDL, hãy nhớ chữ “H” trong HDL có nghĩa là “Healthy” (Khỏe mạnh) và bạn muốn số này “Higher” (Cao hơn). Ngược lại, chữ “L” trong LDL đại diện cho “Lousy” (Tệ) và bạn sẽ muốn nó “Lower” (Thấp hơn).
Bạn đã có,
kế hoạch gì để tăng cường cholesterol “tốt” và giảm bớt cholesterol “xấu” trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình chưa?
Không phải tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol đều làm tăng lượng cholesterol “xấu” LDL. Trứng và tôm, mặc dù có hàm lượng cholesterol, nhưng ăn với số lượng vừa phải là có lợi cho sức khỏe.
Ngược lại, thực phẩm như thịt mỡ lại có cả cholesterol lẫn chất béo bão hòa, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim.
Bạn đã nghĩ đến,
nên thay đổi như thế nào trong chế độ ăn uống để giảm chất béo bão hòa chưa?

Tôi cần biết gì về lượng đường trong máu cao?
Đường huyết cao không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, một căn bệnh ảnh hưởng đến quá trình cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng, mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường có khả năng gây tổn thương tim, suy thận và mất thị lực.Và biến chứng nghiêm trọng nhất là đột quỵ
Bạn đang làm gì,
để kiểm soát đường huyết ở mức an toàn?
Theo thống kê ở Mỹ, cứ 3 người lớn thì có 1 người bị tiền tiểu đường – tức là lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường. Điều đáng nói là phần lớn họ không hề biết về tình trạng sức khỏe này.
Nhưng tin tốt là:
Nếu bạn phát hiện mắc tiền tiểu đường, bạn vẫn có cơ hội ngăn chặn nó phát triển thành tiểu đường loại 2 bằng cách theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu.
Bạn có,
thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu của mình không?
Những thay đổi nhỏ bé hàng ngày cũng có thể mang lại lợi ích lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bảo vệ trái tim của bạn.
Chẳng hạn như mỗi lần đi bộ bạn có thể giảm lượng đường trong máu, hay loại bỏ đồ uống có đường như soda ra khỏi chế độ ăn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ tiểu đường.
Bạn đã bắt đầu,
từ bước nào để giảm thiểu đường huyết của mình?