Chẩn đoán rung nhĩ (AFib) là một việc vô cùng quan trọng đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ.
Vì.
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ,
Rung nghĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới gấp 5 lần.
Nếu là trước đây,
Bạn phải đến bệnh viện và làm các xét nghiệm cận lâm sàng phức tạp để chẩn đoán và phát hiện rung nhĩ (AFib).
Hoặc chủ động đi làm tầm soát đột quỵ, khám sức khỏe.
Thì bây giờ,
Bác Sỹ Ơi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách chẩn đoán rung nhĩ ngay tại nhà.

Khi nào bạn cần thực hiện chẩn đoán rung nhĩ?
Bạn là một trong số những người này:
- Huyết áp cao
- Bệnh tim mạch
- Bệnh về phổi
- Tuyến giáp hoạt động quá mức
- Ngưng thở lúc ngủ
Khi nhận thấy mình đang có một trong những triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh và không đều
- Khó chịu ở ngực hoặc đau tức ngực
- Khó thở nhất là khi gắng sức hoặc lo lắng
- Chóng mặt, đổ mồ hôi hoặc buồn nôn
- Choáng váng, ngất xỉu
- Suy nhược, đau đầu, khó thở
- Mạch không đều.
Thì bạn có thể nghi ngờ mình bị rung nhĩ và nên đến bệnh viện để kiểm tra và có phương án phòng ngừa đột quỵ từ sớm.
Ghi chú:
Đôi khi người bị AFib không có triệu chứng nào cả – Đây là điều nguy hiểm nhất.
Một điều nữa,
Rung nhĩ diễn ra theo từng cơn, nếu đến viện để thực hiện các kỹ thuật kiểm tra mà cơn rung nhĩ không xảy ra thì cũng không thể xác định được bạn có bị rung nhĩ hay không.
Như vậy rất khó để các bác sỹ chẩn đoán.
Vì vậy mà chủ động đo điện tâm đồ ngay tại thời điểm bạn nhận thấy có dấu hiệu rất là quan trọng để các bác sỹ chẩn đoán chứng rung nghĩ hiệu quả nhất.
Sau đây là 2 cách giúp bạn tầm soát, chẩn đoán rung nhĩ tại nhà hoặc bất cứ đâu.
Cách 1: Tự bắt mạch để chẩn đoán nghi ngờ rung nhĩ

Để làm điều này, hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải vào phía trong cổ tay trái và cảm nhận mạch đập.
Thay vì đếm nhịp, hãy chú ý đến nhịp điệu và kiểu nhịp.
- Bước 1: Hãy ngồi xuống và thư giãn
- Bước 2: Đặt hai ngón tay (sử dụng ngón trỏ và ngon giữa) lên mép ngoài cổ tay trái của bạn.

- Bước 3: Nhấn xuống cho đến khi cảm nhận mạch đập mạnh và đếm nhịp trong 30 giây.
Nhớ là:
Dừng nhấn quá mạnh, nếu không bạn sẽ không cảm nhận được mạch;
Và, không sử dụng ngón tay cái.
Hãy tập trung vào việc các nhịp có cách đều nhau hay không; có nhịp bị lỡ, nhịp thừa hoặc nhịp quá gần nhau không.

- Bước 4: Nhân số đó với hai để có số nhịp mỗi phút.

Các trường hợp bạn cần lưu ý
Nhịp tim của người bình thường là từ 60-100 nhịp mỗi phút, mạnh và đều.
Nếu bạn cảm thấy mạch không đều, hãy thử kiểm tra một lần nữa trong 60 giây. Nhịp đập phải ổn định và đều đặn.
Nhịp tim của bạn sẽ mạnh và đều đặn. Nếu mạch của bạn cảm thấy không đều, bạn có thể nghi ngờ đang bị AFib.
Lúc này bạn cần sự tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.
Bạn có thể đặt câu hỏi với các bác sỹ chuyên khoa tại trang Hỏi đáp online Bác Sỹ Ơi
Cách 2: Chẩn đoán rung nhĩ trong 30s bằng máy đo điện tim cá nhân
Cách chẩn đoán rung nhĩ này Bác Sỹ Ơi giới thiệu và hướng dẫn bạn sử dụng trên máy đo điện tim cá nhân KardiaMobile 6L

Giới thiệu KardiaMobile 6L
KardiaMobile 6L là một thiết bị đo điện tim cá nhân nhỏ gọn, có khả năng tích hợp với ứng dụng trên điện thoại để ghi lại điện tâm đồ (ECG) của bạn ngay tại nhà mà không cần tới sự giúp đỡ của kỹ thuật viên hoặc y tá.
Điểm nổi bật nhất.
- Là thiết bị đo điện tim cá nhân 6 chuyển đạo duy nhất trên thế giới.
- FDA Hoa Kỳ phê duyệt và chứng nhận lâm sàng bản ghi EKG cấp y tế.
- Không giới hạn số lần đo.

6 bước đo điện tim với KardiaMobile 6L
Bước 1: Ngồi nghỉ ngơi, thư giãn và thả lỏng cơ thể trước khi đo
Bước 2: Kết nối KardiaMobile 6L với ứng dụng Kardia thông qua bluetooth
Bước 3: Chọn chế độ đo 6 chuyển đạo (Ưu tiên)
Bước 4: Đặt 2 ngón tay cái vào 2 điện cực bên trên, điện cực bên dưới áp sát vùng da cách mắt cá chân 2cm hoặc cách đầu gối 2cm. Trên màn hình hiển thị đèn xanh ở 3 điện cực biểu hiện đã kết nối
Bước 5: Ngồi yên, giữ máy trong vòng 30 giây để ghi điện tim. Không cử động, cười đùa hoặc nói chuyện trong suốt quá trình đo
Bước 6: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình ứng dụng sau khi kết thúc.
Bước 7: Nhận kết quả
Sau 30s thực hiện,
Máy đo điện tim KardiaMobile 6L giúp phát hiện tức thì 3 chứng loạn nhịp tim phổ biến nhất.
(Các thiết bị của Kardia đều đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận và phê duyệt)
Bên cạnh kết quả trên,
Với EKG 6 chuyển đạo mà KardiaMobile 6L đo được, bác sỹ chuyên khoa tim mạch sẽ chẩn đoán được nhiều hơn về tình trạng sức khỏe tim của bạn.
Vì thế,
Bạn nên gửi kết quả cho bác sỹ riêng của mình.
Hoặc,
Đồng bộ kết quả lên App Bác Sỹ Ơi để lưu trữ vào hồ sơ ý tế của bạn miễn phí.
Tại đây:
Bác sỹ chủ động đọc lịch sử kết quả mà bạn đã đồng bộ lên từ trước, nhờ đó mà việc thăm khám sẽ có nhiều thời gian hơn để lắng nghe tình trạng hiện tại của bạn.

Nếu bạn muốn chẩn đoán rung nghĩ ngay.
Hãy sử dụng chức năng tư vấn khám bệnh online trên App Bác Sỹ Ơi với các bác sỹ tim mạch để:
- Bác sỹ khám online,
- Đọc kết quả ngay trên app
- Chẩn đoán và tư vấn online

Kết luận
Sống chung với bệnh rung nhĩ AFib trong thời gian dài khiến trái tim bạn căng thẳng. Nếu không được điều trị, Afib có thể dẫn đến suy tim và đột quỵ.
Hãy chẩn đoán rung nhĩ tại nhà bằng một trong 2 cách trên nếu bạn cảm thấy những triệu chứng đáng ngờ rằng mình đang bị rung nhĩ.