Tầm soát đột quỵ là gì?
Có nên tầm soát đột quỵ hay không?
Đó là câu hỏi mà chúng ta đang phân vân ngay lúc này.
Khi mà,
Tầm soát đột quỵ đang được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên nên thực hiện sớm để phòng ngừa đột quỵ tốt hơn.
Trong khi,
Hầu hết chúng ta chưa hiểu đúng về lời khuyên từ bác sĩ.
Do đó,
Dẫn đến tình trạng “Thầy bói xem voi” có khi lại “Tiền mất, tật mang”.
Nên trong nội dung này:
Bác Sỹ Ơi sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ về tầm soát đột quỵ để bạn có kiến thức và thông tin chính xác trước khi ra quyết định.

Ngay khi đọc hết bài viết,
Bạn sẽ biết được mình có thuộc nhóm cần đi tầm soát đột quỵ hay không.
Và nếu không,
Bạn cũng biết cách để tự bảo vệ mình khỏi đột quỵ.
Chúng ta sẽ bắt đầu với.
- PHẦN I: Hiểu tầm soát đột quỵ
- PHẦN II: Tầm soát đột quỵ ở đâu tốt nhất?
- Đăng ký miễn phí tại đây!
- PHẦN III: Bảng giá tầm soát đột quỵ công khai ở một số bệnh viện lớn
- PHẦN IV: 5 Điều cần lưu ý trước khi đi tầm soát đột quỵ
- Kết luận
PHẦN I: Hiểu tầm soát đột quỵ
Tầm soát đột quỵ là gì?
Tầm soát đột quỵ là gì?
Tầm soát đột quỵ là một chuỗi các xét nghiệm, kiểm tra khác nhau được chỉ định bởi bác sĩ nhằm chuẩn đoán và phát hiện sớm các nguy cơ gây đột quỵ ở người. Từ đó kịp thời đưa ra giải pháp điều trị phòng ngừa đột quỵ phù hợp.
Hiểu đơn giản và chính xác hơn,
Tầm soát đột quỵ chính là tầm soát các nguyên nhân, các yếu tố dễ dẫn đến đột quỵ như:
- Tăng huyết áp,
- Đái tháo đường,
- Xơ vữa động mạch,
- Bệnh tim mạch.
Khi tìm hiểu về các dịch vụ tầm soát đột quỵ,
Bạn sẽ tìm thấy những xét nghiệm như làm MRI não hay chụp CT.

Không chỉ vậy thôi đâu.
Các gói tầm soát đột quỵ hiện nay tại một số bệnh viện có thể được chia thành 2 cấp độ giúp bạn dễ hình dung.
Hãy nhớ:
80% các ca đột quỵ là phòng ngừa được bằng cách kiểm soát các nguy cơ. Đó là lý do duy nhất bạn cần tầm soát đột quỵ.
Tầm soát đột quỵ “căn bản”
Đối tượng
Bạn chưa từng phát hiện một trong các nhóm bệnh sau:
- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Béo phì
- Cholesterol cao
- Rung nhĩ
Đây là những nguy cơ trực tiếp dẫn đến đột quỵ, riêng rung nhĩ sẽ làm tăng khả năng đột quỵ lên gấp 5 lần so với người không bị.
Mục tiêu:
Tầm soát để phát hiện sớm các nguy cơ trên.
Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn điều trị sớm giúp ngăn chặn đột quỵ ngay từ lúc chưa kịp “nảy mầm“.
Bạn sẽ an tâm ra về cùng với những lời dặn dò, tư vấn từ bác sĩ.

Tầm soát đột quỵ “nâng cao“
Đối tượng
- Gia đình có người từng bị đột quỵ (nhóm nguy cơ cao)
- Đang mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao (nhóm đặc biệt)
Các chuyên gia và các tổ chức y tế khuyến cáo những người thuộc đối tượng trên nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ sớm nhất có thể.
Mục tiêu
Đánh giá mức độ nguy cơ đột quỵ để có biện pháp phòng ngừa đột quỵ phù hợp.
Với các trường hợp này,
Bạn sẽ được bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định các xét nghiệm lân sàng phù hợp để kiểm tra từng yếu tố một.
Chúng thường bao gồm:
- Các xét nghiệm trong nhóm tầm soát đột quỵ “cơ bản”.
- Các xét nghiệm tầm soát chuyên sâu như chụp MRI não, siêu âm tim, chụp X-quang, kiểm tra chức năng gan, thận, tuyến giáp.

Chi phí các gói tầm soát đột quỵ “nâng cao” hiện nay giao động từ 10 – 20 triệu tùy vào tình hình thực tế.
Quy trình tầm soát đột quỵ
Dù bạn có đi làm tầm soát đột quỵ ở đâu đi chăng nữa,
Ở BV Đại học Y Dược hay BV Tâm Anh, S.I.S Cần Thơ.
Quá trình tầm soát đột quỵ của bạn phải trải qua 3 bước.
- Bước 1: Khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa
- Bước 2: Thực hiện xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng
- Bước 3: Nhận kết quả và thực hiện theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ.
Tầm soát đột quỵ để làm gì? (Nên hay không?)
Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng nhau điểm danh những lợi ích mà bạn nhận được khi thực hiện tầm soát đột quỵ.
Mục đích khi tầm soát đột quỵ
1. Định vị nguyên nhân đột quỵ
Tầm soát đột quỵ cung cấp thông tin quan trọng về yếu tố nguy cơ và các bệnh lý cơ bản mà bạn có thể mắc phải.
Điều này giúp cung cấp khả năng định vị nguyên nhân đột quỵ và thiết lập phương án điều trị phù hợp.
Ví dụ như ” Rung Nhĩ “
Là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ cao gấp 5 lần các nguyên nhân khác nhưng rất khó phát hiện.
Rất nhiều trường hợp rung nhĩ chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi khám tổng quát hoặc sau khi nhập viện vì đột quỵ.

Tham khảo thêm: 2 cách chuẩn đoán rung nhĩ tại nhà
2. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời
Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ, cho phép bắt đầu điều trị kịp thời.
Điều này cực kỳ quan trọng vì đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp yêu cầu sự can thiệp ngay lập tức để giảm thiểu tổn thương não và tăng khả năng phục hồi.

3. Nâng cao nhận thức và giáo dục
Quá trình tầm soát đột quỵ không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ và triệu chứng đột quỵ, mà còn tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe.
Lợi ích to lớn là vậy,
Song gần đây báo vnExpress và Tuổi Trẻ có đăng tải những bài viết với đại ý

Không nên “lạm dụng” tầm soát đột quỵ
Mở đầu bài viết “Đừng lầm tưởng về quảng cáo tầm soát đột quỵ” của bảo tuổi trẻ.
Nói rằng:
Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam Nguyễn Huy Thắng cảnh báo hiện nay có nhiều người dân nhầm lẫn giữa điều trị – phòng ngừa đột quỵ với các “chiến dịch” tầm soát đột quỵ đang được quảng cáo rầm rộ như chụp MRI, CT-scan, xét nghiệm gene…

Còn ở báo vnExpress:
Việc làm quá nhiều các gói tầm soát gây tốn kém, không mang lại hiệu quả, đặc biệt áp dụng trên phổ rộng những người khỏe mạnh hoàn toàn.
Tại sao như vậy?
Tại sao PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM cũng là Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam lại cảnh báo người dân như vậy?
Vì:
Chi phí bỏ ra để tầm soát đột quỵ theo “chiến dịch” này là rất đắt đỏ, gây tốn kém lớn nhưng hiệu quả vẫn là dấu chấm hỏi.
Rất nhiều người đang nhần lẫn “tầm soát đột quỵ” là tương tự với “điều trị phòng ngừa đột quỵ“.
Tầm soát đột quỵ | Điều trị phòng ngừa đột quỵ | |
Mục tiêu | Xác định nguy cơ | Điều trị nguy cơ |
Tần suất | Định kỳ 1 năm 1 – 2 lần tùy nhóm đối tượng mà bác sĩ chỉ định | Thường xuyên và đều đặn theo chỉ định của bác sĩ |
Hành động | Chỉ cần thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ | Cần theo dõi và quản lý liên lục |
Lầm tưởng nghiêm trọng hơn nữa,
Tầm soát đột quỵ là phải chụp MRI, CT-scan, làm các xét nghiệm… với chi phí cao.
Hiện không có nước nào, ngay cả Hoa Kỳ cũng không khuyến cáo người bình thường chụp MRI để tầm soát đột quỵ.
Tương tự,
Trong khi mình tìm kiếm thông tin để viết bài này, mình có bắt gặp một xu hướng khác đó là “thuốc chống đột quỵ” đang được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.

Với thâm niên 10 năm trong ngành dược của mình và tham khảo các nguồn thông tin chính thống mới nhất.
Hiện nay chưa có loại thuốc nào có tác dụng chống đột quỵ.
Quay lại vấn đề,
Nếu như vậy thì,
Ai cần đi tầm soát đột quỵ?
Tầm soát đột quỵ nên được áp dụng cho các nhóm người có nguy cơ cao mắc đột quỵ hoặc có triệu chứng đáng ngờ.
Dưới đây là 4 nhóm người cần đi tầm soát đột quỵ:
1. Người có yếu tố nguy cơ cao
Những người có yếu tố nguy cơ đột quỵ cao bao gồm những người có tiền sử gia đình về:
- Đột quỵ,
- Tiểu đường,
- Huyết áp cao,
- Hạ lipid máu (mỡ trong máu cao),
- Béo phì,
- Các bệnh tim mạch.
2. Người có triệu chứng đáng ngờ
Những người có triệu chứng như:
- Mất thăng bằng,
- Mất cảm giác,
- Tê liệt tay – chân,
- Khó nói
- Mất thị lực
Phải được kiểm tra tầm soát đột quỵ ngay lập tức.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được dấu hiệu nhận biết đột quỵ FAST

3. Người cao tuổi
Đột quỵ có xu hướng tăng cao với tuổi tác. Những người cao tuổi nên được tầm soát đột quỵ để xác định nguy cơ và triệu chứng có liên quan.
4. Nhóm đối tượng đặc biệt
Các nhóm,
- Mắc bệnh tim mạch,
- Bệnh nhân tiểu đường,
- Người có tiền sử bệnh tim mạch
- Người bệnh rung nhĩ
- Hút thuốc lá
- Lười vận động
là những đối tượng đặc biệt cần được tầm soát đột quỵ định kỳ.
Tuy nhiên,
Điều quan trọng hơn
Quyết định đi tầm soát đột quỵ nên được đưa ra bởi các chuyên gia y tế, dựa trên các yếu tố nguy cơ.
Do đó,
Hãy nhận sự tư vấn từ bác sĩ,
Trước khi bạn bỏ tiền đi tầm soát đột quỵ mà không rõ liệu nó có hiệu quả hay không.
Nếu bạn chưa biết hỏi bác sĩ nào.
Hãy tải App Bác Sỹ Ơi để được tư vấn miễn phí từ các bác sĩ chuyên khoa giỏi ở TP.HCM qua điện thoại.

PHẦN II: Tầm soát đột quỵ ở đâu tốt nhất?
Ở thời điểm hiện tại chưa có đơn vị nào đứng ra đánh giá các gói tầm soát đột quỵ ở đâu là tốt nhất.
Tuy nhiên,
Hội đột quỵ thế giới (WSO) có thang đánh giá riêng dành cho các bệnh viện, trung tâm đột quỵ điều trị và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tốt theo 10 tiêu chí riêng.
Hàng quý họ sẽ công bố danh sách các đơn vị đạt tiêu chuẩn theo 3 cấp độ: Kim cương, bạch kim và vàng.
Dựa theo đó,
Chúng ta có thể tin tưởng những bệnh viện đạt chuẩn “Kim cương” – chuẩn cao nhất là nơi tầm soát đột quỵ tốt nhất.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 bệnh viện đạt chuẩn “Kim cương” WSO Diamond Award.
Dưới đây mà những bệnh viện lớn, nổi bật và uy tín để nhận tư vấn, khám và tầm soát đột quỵ.
0. Update – khám sàng lọc “Tầm soát nguy cơ đột quỵ” trên App Bác Sỹ Ơi
Mới đây nhất,
Sau 5 năm được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa ở Tp.HCM, các kỹ sư phần mềm của Hoa Kỳ.
App Bác Sỹ Ơi đã xây dựng thành công giải pháp tư vấn sàng lọc tầm soát đột quỵ hoàn toàn miễn phí.
Với một số điểm nổi bật như sau:
- Tập trung vào 4 nguyên nhân chính gây đột quỵ có thể kiểm soát được đó là:
- Bệnh tiểu đường,
- Cao huyết áp,
- Mỡ máu cao (Cholestrol cao)
- Rung nhĩ (Nhịp tim không đều)
Và các vấn đề khác liên quan tới bệnh mãn tính như cơ xương khớp, béo phì …

- Quy trình khám, tư vấn online thông qua app, bạn chỉ cần ở nhà – chưa cần đến bệnh viện
- Được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi ở Tp.HCM
- Bạn nhận được 15 phút/ lần nói chuyện với bác sĩ
Đăng ký miễn phí tại đây!
Để được các bác sĩ khám tầm soát nguy cơ đột quỵ Miễn Phí.
Tại sao lại miễn phí?
Hiện tại chi phí khám bệnh đang được hỗ trợ từ quỹ phòng ngừa đột quỵ Bác Sỹ Ơi.
Để thực hiện sứ mệnh xây dựng cộng đồng “Thảnh thơi vui khỏe”.
Với giải pháp tư vấn sàng lọc tầm soát nguy cơ đột quỵ mới này,
Bác Sỹ Ơi không chỉ muốn giúp bạn:
Mà còn,
Từ đó,
Góp phần giảm gánh nặng điều trị đột quỵ cho hệ thống y tế quốc gia và toàn cầu – Một vấn đề đau đầu mà các tổ chức y tế thế giới, mọi quốc gia đang cố gắng thực hiện.

1. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là một trong số rất ít các bệnh viện hàng đầu có xây dựng gói tầm soát đột quỵ.
Và đây là nội dung chi tiết gói tầm soát đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược:

- Đo Mạch, Huyến Áp, Chỉ số BMI
- Khám lâm sàng
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Chuẩn đoán hình ảnh và tham dò chức năng
A. Đo Mạch, Huyến Áp, Chỉ số BMI
B. Khám lâm sàng
- Khám nội thần kinh/ nội tim mạch
- Khám mắt, đo thị lực
C. Xét nghiệm máu
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
- Đo hoạt độ ALT (GPT)
- Đo hoạt độ AST (GOT)
- Đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase)
- Định lượng Ure
- Định lượng Creatinine, GFR
- Định lượng Glucose
- Định lượng HbA1c
- Định lượng Acid Uric
- Định lượng Triglycerid
- Định lượng Cholesterol toàn phần
- Định lượng HDL-C
- Định lượng LDL-C
- Ion đồ (Na, K, Ca, Cl)
D. Xét nghiệm nước tiểu
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
- Micro Albumin/ NT
E. Chuẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
- Soi đáy mắt trực tiếp
- Điện tim thường (ECG)
- Chụp X-quang ngực thẳng số hóa 1 phim
- Siêu âm bụng tổng quát (màu)
- Siêu âm Doppler tim
- Siêu âm Doppler màu động mạch cảnh
- Chụp cộng hưởng từ sọ não có tiêm chất tương phản
Thông tin liên hệ
Phòng khám Bệnh viện đại học Y Dược 1
- Thời gian làm việc: 7h30 đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 7
- Địa chỉ phòng khám: 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
- Hotline: 1900 6923
Tham khảo thêm bài viết này để biết cách đặt lịch khám bệnh online tại BV đại học Y Dược
2. Bệnh viện Nhân dân 115
Trung tâm đột quỵ của BV Nhân Dân 115 có quy mô lớn nhất và có đầy đủ tất cả kỹ thuật điều trị đột quỵ.
Là bệnh viện đầu tiên của Châu Á nhận “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ Châu Âu.

Dù có quỵ mô lớn nhất nhưng trung tâm đột quỵ của bệnh viện 115 luôn trong tình trạng quá tải.
Do đó,
Các chuyên gia đột quỵ của bệnh viện đã chuyển giao kỹ thuật điều trị đột quỵ cho nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước.
Có thể do luôn trong tình trạng quá tải nên bệnh viện 115 chưa xây dựng gói tầm soát đột quỵ cụ thể như bệnh viện Y Dược.
Tuy nhiên bạn có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn về việc tầm soát đột quỵ tại bệnh viện 115
Thông tin liên hệ
Khu A – Tầng 3 – Khoa Bệnh lý mạch máu não – Bệnh viện Nhân Dân 115
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh hoặc 88 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM
- Điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110
- Website: benhvien115.com.vn
- Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều
- Thứ bảy – chủ nhật – ngoài giờ: có ekip trực 24/24h
3. Trung tâm đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm Đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai là một đơn vị lâm sàng hàng đầu cả nước, chuyên về tiếp nhận, đánh giá, phân loại, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ.
Ngoài ra, trung tâm còn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đột quỵ.

Cũng giống với bệnh viện 115, bệnh viện Bạch Mai chưa có gói dịch vụ tầm soát đột quỵ. Tuy nhiên, Bạch Mai vẫn luôn mà một trong 7 địa chỉ tầm soát đột quỵ ở Hà Nội uy tín và chất lượng
Để biết chính xác và được tư vấn kỹ hơn về tầm soát đột quỵ, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Trung tâm đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai
Thông Tin liên hệ
- Địa chỉ: Nhà A10, Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 1900.888.866 – 096.985.1616
4. Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần thơ
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ ra đời với sứ mệnh “Thắp sáng hy vọng cho bệnh nhân đột quỵ” với hai chuyên khoa mũi nhọn là đột quỵ và tim mạch.
Đi vào hoạt động từ năm 2019, đến nay S.I.S Cần thơ là bệnh viện hàng đầu ở khu vực miền Tây về tầm soát và điều trị đột quỵ.

Thông tin gói tầm soát đột quỵ tại bệnh viện S.I.S Cần Thơ:
Danh mục chung:
- Chụp MRI não, mạch máu não, cảnh tầm soát
- Lưu trữ hồ sơ, truy cập hệ thống PACS
- Dịch vụ khám, tư vấn chuyên gia, kết luận, theo dõi và điều trị
Danh mục chi tiết:
Chức năng tuyến giáp
- Siêu âm màu tuyến giáp
- Định lượng FT3
- Định lượng FT4
- Định lượng TSH
Chức năng tim – hô hấp
- Siêu âm Doppler Tim
- Siêu âm Doppler màu động mạch cảnh/ Đốt sống
- BNP (B – Type Natriuretic Peptide)
- Điện tim thường (TDCN)
- Chụp X-quang ngực thẳng
Chức năng Gan – Thận
- Đo hoạt đọ ALT (GPT)
- Đo hoạt đọ AST (GOT)
- Đo hoạt đọ GGT
- Định lượng Creatinin (máu)
- Điện giải đồ (Na, K, Cl) (máu)
- Định lượng Urê máu
- Định lượng Acid Uric
- Siêu âm màu bụng tổng quát
- Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu phương pháp thủ công
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)
Mỡ máu
- Định lượng Cholesterol toàn phần
- Định lượng HDL-C
- Định lượng LDL- C
- Định lượng Triglycerid
Đái tháo đường
- Định lượng Glucose (máu)
- Định lượng HbA1c (máu)
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
Thông tin liên hệ
Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ
- Địa chỉ: 397 Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ
- Điện thoại: 0292 378 9911
- website: sisvietnam.vn
- Đường dây nóng: 18001115
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Chủ Nhật: 07h00 – 16h30
- Cấp Cứu & Nội Viện: 24/7
PHẦN III: Bảng giá tầm soát đột quỵ công khai ở một số bệnh viện lớn
Giá tầm soát đột quỵ hiện nay ở Việt Nam dao động từ 3.000.000đ đến 25.000.000đ tùy bệnh viện.
Hiện tại chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “tầm soát đột quỵ bao nhiêu tiền?” vì chi phí ở mỗi đơn vị bệnh viện là khác nhau.
Ngoài ra chi phí tầm soát đột quỵ còn phụ thuộc nhiều yếu tố mà sau khi thực hiện khám lâm sàng mới biết chính xác dựa trên chỉ định của bác sĩ đối với mỗi người.
Dưới đây là giá tầm soát đột quỵ mà Bác Sỹ Ơi đã tìm hiểu được ở một số bệnh viện lớn để giúp bạn hình dung tầm soát đột quỵ hết bao nhiêu tiền.
Bệnh viện | Giá tầm soát đột quỵ |
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc | 3.731.000đ – 8.700.000đ |
Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần thơ | 8.000.000đ – 10.000.000đ |
Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TPHCM | 5.800.000đ |
Bệnh viện FV | 21,400,000đ |
Bệnh viện Gia An 115 | Đang cập nhật |
Bệnh viện Nhân Dân 115 | Đang cập nhật |
Bệnh viện Tâm Anh | Đang cập nhật |
Lưu ý: Bảng giá trên có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế.
Bạn có muốn tiết kiệm chi phí và biết chính xác mình cần thưc hiện những xét nghiệm gì để tầm soát đột quỵ.
Hãy đặt lịch tư vấn, khám tầm soát nguy cơ đột quỵ miễn phí với các bác sỹ giỏi ở TP.HCM trên ứng dụng Bác Sỹ Ơi – App phòng ngừa đột quỵ hàng đầu Việt Nam
PHẦN IV: 5 Điều cần lưu ý trước khi đi tầm soát đột quỵ
1. Hiểu rõ quy trình tầm soát đột quỵ:
Hiểu rõ quy trình và mục đích của tầm soát đột quỵ giúp bạn chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu về những gì sẽ xảy ra trong quá trình đó.
Điều này giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và tương tác tốt hơn với nhân viên y tế.
2. Nắm vững yếu tố nguy cơ và triệu chứng:
Hiểu rõ về yếu tố nguy cơ và triệu chứng của đột quỵ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu đáng chú ý và hiểu rõ mức độ nguy hiểm.
Điều này có thể giúp bạn nhanh chóng nhận ra khi cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Đừng quên đọc bài viết Cách phòng ngừa đột quỵ Toàn Diện & Hiệu Quả ngay tại nhà để nắm vững kiến thức đột quỵ.
3. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi đi tầm soát đột quỵ giúp bạn có được thông tin chính xác và đáng tin cậy.
Họ có thể giải đáp mọi thắc mắc và lo ngại, đồng thời cung cấp lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Bạn có thể tham gia Cộng đồng phòng ngừa đột quỵ Việt Nam hoặc sử dụng App Bác Sỹ Ơi để đặt câu hỏi và nhận lại sự hỗ trợ miễn phí từ cộng đồng những vấn đề liên quan đến đột quỵ.
4. Cung cấp thông tin y tế đầy đủ
Cung cấp thông tin y tế chính xác và đầy đủ cho bác sĩ giúp họ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.
Những thông tin này vô cùng quan trọng để đưa ra quyết định và chỉ định phù hợp khi tầm soát và điều trị phòng ngừa đột quỵ.
Bạn có thể sử dụng App Bác Sỹ Ơi để cập nhận thông tin y tế của lên đó và lưu trữ hoàn toàn miễn phí.

Khi tầm soát hoặc khám với bác sĩ, bạn chỉ cần mở điện thoại là bác sĩ có thể biết rõ lịch sử y tế của bạn.
5. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ đảm bảo quá trình tầm soát diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.
Điều này bao gồm việc chuẩn bị trước, tuân thủ các quy định về thức ăn hoặc thuốc trước khi kiểm tra cụ thể và đảm bảo bạn đến đúng giờ.
Ví dụ:
- Bạn cần phải nhịn ăn 4-6 tiếng trước khi đến viện để thực hiện một số xét nghiệm
- Không dùng đồ uống có cồn trong vòng 24 tiếng.
Hãy luôn liên hệ và nhận sự tư vấn trước để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.
Kết luận
Tầm soát đột quỵ là một phương pháp hiệu quả để phát hiện sớm và quản lý đột quỵ.
Thực hiện tầm soát đột quỵ sẽ giúp xác định tình trạng sức khỏe cá nhân và đưa ra những biện pháp phòng ngừa và quản lý phù hợp.
Tuy nhiên, cần có sự tư vấn từ các bác sĩ trước khi thực hiện tầm soát đột quỵ để tránh tình trạng “lạm dụng” không cần thiết.
Đừng quên,
Đồng thời, tăng cường nhận thức và giáo dục cộng đồng về đột quỵ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của căn bệnh này và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hãy tham gia Cộng đồng phòng ngừa đột quỵ Việt Nam để cùng nhau nâng cao nhận thức và phòng ngừa đột quỵ tốt hơn, cùng nhau hướng đến cuộc sống “Thảnh thơi vui khỏe“